THẦN LỰC CỦA ĐẾ CHUNG (CHUÔNG)ĐẠO GIÁO

Đại La Quán | 21/03/2022

THẦN LỰC CỦA ĐẾ CHUNG (CHUÔNG)[1] ĐẠO GIÁO

 

Đại La Quán

Pháp khí đạo giáo nói chung đều có thần lực, là vật thiêng liêng không thể thiếu khi đạo sĩ tác pháp hành thiện. Một pháp khí từ phàm tục đến thiêng liêng cũng phải trải qua một số quá trình, làm cho một vật dụng bình thường, vô tri hóa thành pháp khí thiêng liêng. Ở đây, chúng tôi giới thiệu “Đế chuông, hay Tam thanh chuông” một pháp khí quan trọng, không thể thiếu được của các Đạo sĩ. Vậy đế chuông có nguồn gốc từ đâu? các đạo sĩ làm sao có thể ban cho đế chung thần lực?

Theo quan điểm của hiện tượng tôn giáo - Đạo giáo, không gian đạt được sự thiêng liêng thông qua "hiển thánh", và các đối tượng đạt được quá trình từ phàm tục đến thiêng liêng thông qua các vật liệu đặc biệt, như ngày chế tác, luyện phép, v.v. ở đây, chúng ta sẽ thảo luận nội dung liên quan đến đế chuông.

Đầu tiên nhìn vào nguồn gốc của đế chuông, trong sách "Thiên Hoàng Chí Đạo Thái Thanh Ngọc Sách", ghi chép lại nguồn gốc của đế chuông như sau: “Đế chung, Hoàng đế hội thần linh vu côn lôn chi phong, Thiên Đế thụ dĩ đế chung. Đạo gia sở vị, thủ bả đế chung, chấp hỏa vạn lí, lưu linh bát xung thị dã. Thiên đinh chi sở chấp giả. Hựu vị chi hỏa linh. [Khi hoàng đế tập trung thần linh trên đỉnh núi Côn Lôn, Thiên Đế trao cho Hoàng Đế đế chuông. Đạo giáo nói: "Tay cầm đế chuông , chấp hỏa vạn dặm, lưu linh bát xung là cũng được, Đế chung là pháp khí do Thiên đinh lực sĩ chấp hành, còn gọi là Hỏa linh].

“Đạo Thư Viên Thần Khế" ghi lại: đế chung,cổ chi tự thần vũ giả chấp nhiêu.Đế chung nhiêu chi tiểu giả nhĩ”. [trong thời cổ đại, người ta bắt chước Thiên đinh lực sĩ mà tạo ra đế chung]

Thần tiên trong Đạo giáo có một số vị sử dụng đế chung để làm thần khí trong việc chế yêu phục ma.

Việc chế tác đế chuông cũng có quy định nhất định. Tuy nhiên, việc ghi chép trong Thiên Bồng Pháp khá đơn giản, chỉ ghi lại việc chế tác và thời gian chế tác của đế chuông. Như đế chuông được đúc bằng đồng và được làm vào ngày 5 tháng 5 và ngày 9 tháng 9. Bốn mặt có khắc văn tự, trên đế chuông có ba đầu chuông tượng trưng cho ba vị Tam Thanh, Tam Bảo. Chức năng của đế chung là khu sơn trấn hải, di động trạch xã, trị nham thạch tri tinh. Đế chung nhằm mục đích triệu mời thần minh hiển thánh trợ giúp đạo sĩ thi hành chính pháp, khai đàn, tụng kinh, khai quang, vẽ phù,....thường bên ngoài, hoặc bên trong đế chng đều khắc hoặc vẽ “đế chung phù”. Việc khắc, vẽ “đế chung phù” nhằm thể hiện khi rung chuông lên thì thần minh hiễn thánh, hạ phàm thần thánh và đế chuông cùng hợp nhất mà tạo nên sự linh ứng khi thi hành xiển pháp. Toàn bộ quá trình này được thực hiện thông qua phép thuật kết hợp cùng chú ngữ làm cho đế chuông  được các vị thần gia trì và che chở.

Đế chung chú:

Sơn xuyên bách linh,

Văn ngã tu kinh,

Hạo kiếp đại đạo,

Chiếu thiên chi tinh,

.....................................

...............................

Cấp cấp như luật lệnh!

Thư phù chú:

.................................

Sắc chú

Sơn xuyên bách linh,Ngũ Nhạc tứ minh,

Văn ngã thần chung,vạn quỷ hàm kinh,

Hạo kiếp đại đạo,chiếu sát thiên tinh,

Nhật nguyệt vĩnh cố,bách thần ủng hộ,

Sơn nhạc tùy ngã,giang hà trầm khứ,

Lệnh quan vệ chung,thiên thần vệ chung,

...................................

..................................

Cấp Cấp Như Bắc Cực Đại Đế Luật Lệnh Sắc!

Tóm lại, thông qua loạt chú ngữ này, sẽ giao tiếp giữa đế chuông với các vị thần, làm cho đế chuông có thần lực. Chung phù hình thành xung quanh đế chung, cũng có công dụng hàng yêu phục ma, cùng với hành trình tồn tưởng thư phù.

 

Đại La Quán

 

[1] Đế chuông, hay tam thanh chuông

Danh mục

Giỏ hàng