Tọa thiền đạo gia pháp

Đại La Quán | 29/12/2021

Tọa thiền đạo gia pháp

 Ngũ Nhạc Quán  09/06/2018

toa-thien-dao-gia-phap

 

Bước chân vào con đường học Đạo, tu đạo là con đường muôn vàn khó nhọc, nhiều trở ngại, ban đầu sẽ khó khăn nhưng rồi sẽ qua đi , những bước nhận thức trong tâm trí sẽ có được một số thành tựu ban đầu , khi có được những thành tựu cơ bản cần phải luôn nỗ lực tu tập . Chính vì vậy , khi mới nhập môn thường được Sư Phụ ấn chứng cho một vài khả năng cơ bản , sau giai đoạn này ta hay ngộ nhận rất nhiều mặt . Đến lúc này ta hãy dừng lại nhìn nhận những vấn đề mà ta đang có và muốn có trong tương lai .

 

Đây là giai đoạn cực kỳ quan trọng, lúc này vai trò của Sư Phụ là điều vô cùng cần thiết . Sư Phụ sẽ biết ta cần luyện tập công pháp nào trước, công pháp nào sau, thời gian luyện tập công phu bao nhiêu là đủ trong từng giai đoạn tu tập?

 

Bước đầu tiên, cơ bản nhất trong Công pháp Đạo Học là Toạ Thiền. Công pháp này, không chỉ riêng Đạo gia, mà các Tông phái khác đều ứng dụng cho môn đồ. Toạ Thiền không thuần túy như là hít vào, thở ra mà còn phải xét đến nhiều yếu tố phụ trợ nhưng lại cực kỳ quan trọng. Các yếu tố phụ trợ như:

 

1. Về phương vị Tọa thiền

Ở bước này, mới nghe tưởng phiếm nhàn, xong đã là tu học tất phải có yếu quyết, phương pháp, tuyệt không được xem nhẹ, tùy ý. Ta phải ngồi ở phương hướng nào, toạ vị bao nhiêu độ theo vòng La Kinh 360 độ. Không gian nơi Toạ Thiền phải sắp đặt như thế nào? Sinh khí Tiên Hậu nhiều hay ít? nếu thiếu SINH KHÍ thì phải sắp đặt lại ra sao để có được SINH KHÍ? Để gia tăng SINH KHÍ có những môn phái lập ra Trận Đồ trong thuật sắp đặt không gian Toạ Thiền. Huyền môn Đạo gia sẽ có phương pháp vậy.

 

Khi đã sắp đặt được không gian Toạ Thiền theo ý muốn của bản thân ta dưới sự hướng dẫn của CHÂN SƯ là đến giai đoạn ta bắt đầu Toạ Thiền.

 

Tại sao khi ta Toạ Thiền hàng đêm, có hôm ta cảm thấy thư thái, an định, sảng khoái nhiều nhưng có hôm lại có rất ít các cảm giác này, thậm chí bất an, lo âu như đang có người rình rập. Bởi lẽ, một phần do sức khoẻ, một phần do tâm tư của ta trong ngày hôm đó cũng ảnh hưởng đến tâm ý khi ta bắt đầu đi vào Toạ Thiền. Và một điều quan trọng hơn hết đó là sự đóng mở SINH KHÍ của Trời Đất Vũ Trụ vào cung độ hàng ngày, điều này không có sách vở nào viết ra vì đây là bí thuật của từng môn phái chỉ được truyền khẩu từ đời này sang đời khác. (Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi xin phép không nêu ra yếu quyết huyền môn)

 

Nếu ta chưa hiểu qui luật khắc nhập của Trời Đất Vũ Trụ thì làm sao mà vượt ra khỏi qui luật của Trời Đất Vũ Trụ cho được .

 

Khi xưa các cao nhân thường hay nói phải đạt TỨ YẾU thì mới có thể là một Đạo Gia. TỨ YẾU : NHO - Y - LÝ - SỐ.

 

- NHO là ta hiểu được chữ NHO thì mới đọc được các Kinh Thư.

 

- Y là ta hiểu được cơ thể ta có điều hoà âm dương, ngũ hành trong cơ thể hay không, nếu chưa điều hoà thì cần phải cân bằng cơ thể bằng các phương pháp nào đó và CHÂN SƯ sẽ biết được khi ta luyện tập các công pháp thì lúc nào đủ, lúc nào thiếu mà bổ sung hay thay đổi.

 

- LÝ là Địa Lý Phong Thuỷ để xem nơi ta tập luyện SINH KHÍ đã đầy đủ chưa và LINH KHÍ có nhiều hay không khi ta luyện Huyền Pháp. Ngoài ra LÝ còn là Dịch Lý để hiểu được các qui luật của Kinh Dịch , Âm Dương , Ngũ Hành , Bát Quái ...

 

- SỐ là Số Mệnh của ta có phù hợp với môn phái này? công pháp nọ, huyền môn kia để đạt được thành tựu gì chăng?

 

Là bậc CHÂN SƯ thì người đã biết được ta có duyên phận THẦY TRÒ với CHÂN SƯ đến mức độ nà, duyên đến đâu thì kết thúc. CHÂN SƯ sẽ còn tính được ta là ai, thần hộ mạng là vị Bồ Tát,Thần Tiên nào hay là có duyên với cả Phật đạo lẫn Tiên đạo ... luyện công phu đến giai đoạn nào thì hé mở các khẩu quyết, giai đoạn nào thì xuất sư hạ sơn, giai đoạn nào thì ta sẽ có được THIÊN SƯ truyền dạy trực tiếp dưới sự bảo hộ của CHÂN SƯ?

 

Những điều trên tưởng phiếm nhàn, xong vô cùng quan trọng, không thể xem nhẹ. Tọa thiền mà dễ dàng đạt ĐỘ thì thiên hạ phải chăng há đã thành Tiên cưỡi mây ngũ sắc mà bay về trời cả sao???

 

Những lúc ta bắt đầu ngồi Toạ Thiền, ta cần phải an thân, định thần bằng nhiều phương pháp khác nhau. Sau đây, là cách an thân, định thần của Đạo gia quý vị có thể tham khảo. Kiến thức này cũng là do ÂN SƯ truyền dạy mà có.

Khi đã vào con đường Đạo Học Tiên gia, ai ai cũng kính tâm với đức Thái Thượng Lão Quân là một trong các Tổ Sư của Tiên Đạo. Mỗi môn phái Tiên Gia sẽ có thêm các vị tổ sư khác nhau nhưng đều có chung một ông Tổ Sư là Lão Quân. Vì vậy, phù TỨ TUNG NGŨ HOÀNH sau đây không bị khắc xung với các môn phái Tiên Gia khác. Phù TỨ TUNG NGŨ HOÀNH có chung một hình phù nhưng khi đọc câu lập nghĩa và chú thì sẽ có tác dụng khác nhau. Câu nghĩa và chú này chỉ có tác dụng trợ thần an gia cho người đệ tử Tiên Gia khi Toạ Thiền mà thôi.

 

Lưu ý: Chúng tôi không khuyến khích quý vị học theo

 

Nhất tung TIÊN cung thế .

Nhị tung HẬU cung hoà .

Tam tung TẢ cung vị .

Tứ tung HỮU cung định .

Nhất hoành quán hình .

Nhị hoành tưởng tâm .

Tam hoành khởi ý .

Tứ hoành điều tức .

Tứ Tung Ngũ Hoành cấp cấp lin linh điều thần an hộ gia môn THÁI THƯỢNG LÃO QUÂN CHÂN LINH, tả hữu hộ vệ thần tiên hộ trì đệ tử chính tông huyền môn tiên gia tên .......khi đọc họ và tên xong thì ta sẽ đọc chú: TA CHU TỲ BA 9 biến . đọc xong nghĩa chú thì ta bắt đầu đi vào Toạ Thiền .

 

Khi ta Toạ Thiền Đạo gia cho rằng, nên ngồi mặt quay về hướng chính Bắc ( TÍ hướng ), lưng quay về hướng Nam ( NGỌ sơn ). Tại sao lại như vậy? vì rằng, trong cơ thể ta theo qui luật Âm Dương Ngũ Hành thì nửa người trước thuộc Âm , (thuộc Thủy), nửa người sau thuộc Dương, (thuộc Hoả) vì vậy thông thường ta sẽ hay Toạ Thiền mặt hướng về hướng TÍ , lưng quay về hướng NGỌ . Nhưng không phải ngày nào ta cũng ngồi về cùng một hướng mà ta phải xét hoả hầu của người đang ngồi Toạ Thiền đã đủ Hậu Thiên khí, Tiên Thiên khí chưa? nếu Tiên Thiên khí còn yếu kém thì cứ 4 ngày ngồi Toạ Thiền ở hướng TÍ thì sẽ có một ngày ngồi Toạ Thiền về hướng NGỌ. Khi ngồi về hướng NGỌ thì ta lựa ngày có Thiên Can là Bính, Đinh mà ngồi Toạ Thiền để gia tăng Tiên Thiên khí bởi vì Chân Mệnh Hoả là biểu hiện của Tiên Thiên khí, thiếu hoả thì ta phải bổ hoả, tức là ta đã bổ tiên thiên khí. Trong 10 thiên can thì can Bính, Đinh thuộc hoả vì thế ta mới bổ Chân Mệnh Hoả. Nếu ta không tự kiểm tra được Tiên Thiên khí thì ta nên nhờ CHÂN SƯ kiểm tra và đưa ra các pháp luyện tập cho phù hợp với bản thân ta. Cứ 5 ngày luyện công thì ta nên kiểm tra lại quá trình luyện công của bản thân ta một lần. Tại sao phải là qui luật 5 ngày luyện công thì kiểm tra lại một lần vì 5 là cơ số TRUNG CUNG của Hà Đồ - Lạc Thư .

 

Tuỳ theo công pháp của từng môn phái Tiên Gia mà công phu Toạ Thiền sẽ khác nhau để có các thành tựu cũng khác nhau .

 

Đây chỉ là một mã khoá trong các mã khoá khắc nhập của qui luật Âm Dương Thiên Địa.

 

Điểm chú ý đặc biệt nữa đó là, khi Luyện khí Dưỡng thần Đạo gia luôn phải tránh các ngày Thiên Địa chuyển sát. Vì những ngày này, khí Âm Dương không cân bằng, Danh giới khó định, nên hết sức tránh. Ngoài ra, những ngày có Thiên can thuộc Mậu cũng không luyện khí, bởi ngày này, Nguyên thần hộ mệnh của ta lo việc Thiên giới nên rất khó bảo vệ hộ thân cho người luyện.

 

Ngoài ra, khi luyện khí nếu có điều kiện ta nên đốt một đỉnh Trầm quý để bảo hộ thân mình tránh tà khí xâm lấn.

 

Thiên Địa Chuyển Sát Thời

 

Ngày GIÁP , KỶ giờ THÂN , DẬU thiên địa sát

Ngày ẤT , CANH giờ NGỌ , MÙI thiên địa sát

Ngày BÍNH , TÂN giờ THÌN , TỴ thiên địa sát

Ngày ĐINH , NHÂM giờ DẦN , MẸO thiên địa sát

Ngày MẬU , QUÍ giờ TÍ , SỬU thiên địa sát .

Đây là những giờ Thiên Địa Chuyển Sát mà chúng ta không nên luyện công pháp , huyền pháp hay các Lễ Tiết khác

 

Kính cẩn

Ngũ Nhạc Quán

Thảo luận về chủ đề này
Danh mục

Giỏ hàng